Mai Ngọc Dương

Deep Work – Kỹ Năng Làm Việc Quan Trọng Thế Kỷ 21

Deep work là khả năng làm việc ở mức tập trung cao độ mà không có bất kỳ sự sao lãng nào làm ảnh hưởng đối với những công việc đòi hỏi sự nhận thức tốt.

Làm việc “nông” (Shallow work) là những kiểu công việc có tính logic, không đòi hỏi sự tập trung cao độ, lặp đi lặp lại và thường dễ bị sao lãng.

Deep Work được ví như một yếu tố siêu mạnh cần phải có trong thời kỳ nền kinh tế cạnh tranh của thế kỷ 21 ngày nay.

 

5 ý tưởng lớn

  1. Thay vì chỉ đưa ra những việc nằm trong khả năng làm tốt, làm được của mình, bạn nên bắt đầu thực hiện và cam kết với cách thức Deep work.
  2. Khả năng nắm bắt, làm chủ nhanh chóng những việc khó và khả năng đạt đến trình độ chuyên môn kiệt xuất trong cả chất lượng công việc lẫn tốc độ làm việc chính là hai yếu tố thiết yếu mà mỗi cá nhân cần trang bị trong nền kinh tế thời đại.
  3. “Để học được nhanh chóng những việc khó, bạn cần khả năng tập trung cực kì cao độ mà không có bất kỳ sự phân tán nào”.
  4. “Có công mài sắt, có ngày nên kim. Công việc chính là cái nghề của bạn. Và khi bạn làm việc bằng cả sự tôn trọng, nâng niu và chăm chút cho nó, chắc chắn thành quả sẽ đến xứng đáng với những gì bạn đã làm và cống hiến”.
  5. “Chìa khóa để nắm bắt và xây dựng cách thức Deep Work chính là phát triển những thói quen và ‘nghi thức’ nhỏ, biến chúng thành các hoạt động hàng ngày của bạn nhằm mục đích tối thiểu lượng ý chí cần thiết để chuyển đổi công việc và duy trì sự tập trung, không bị gián đoạn”.

Định nghĩa Deep Work

Deep Work là làm việc chuyên nghiệp và đòi hỏi trạng thái tập trung cao độ mà không hề có bất kì sự sao lãng nào, khiến cho khả năng nhận thức của bạn đạt đến cực hạn. Từ đó, những giá trị mới được hình thành, kỹ năng được cải thiện lên đáng kể và khó bị sao chép.

Làm việc “nông” (Shallow Work): là những kiểu công việc có tính logic, không đòi hỏi sự tập trung cao độ, lặp đi lặp lại và thường dễ bị phân tán. Điều này không giúp ích cho việc tạo ra giá trị và rất dễ bị sao chép.

Cal Newport, tác giả cuốn sách nổi tiếng Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê (TGM BOOKS) đã chỉ rõ rằng nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho Shallow Work, bạn sẽ dần đánh mất cơ hội hoặc khả năng để có thể thực hiện cách Deep Work. Thực chất, Deep Work không phải là thứ viển vông, hoa mỹ mà đơn giản chỉ là một kỹ năng cực kỳ quý giá trong thời đại ngày nay, với tên gọi “siêu anh hùng thế kỷ 21”.

Giả thuyết về Deep Work: sở hữu khả năng Deep Work chính là biến bản thân vừa hiếm vừa có giá trị trong thời buổi kinh tế hiện nay. Một khi đã biến nó trở thành kỹ năng làm việc thiết yếu, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công.

Như Newport có chia sẻ rằng bản thân anh khi lên kế hoạch hằng ngày của mình cũng cần phải vừa chi tiết vừa phối hợp khéo léo giữa Deep Work và Shallow Work. Bởi chúng ta hầu hết không thể nào tránh khỏi hoàn toàn những công việc mang tính chất hậu cần được. Cách tốt nhất xử lý loại công việc “nông” này chỉ có thể là tối giản nó ở mức có thể và sắp xếp nó ở thời điểm phù hợp nhất. Cứ 5 ngày/tuần, mỗi ngày dành 3-4 tiếng để tập trung hoàn toàn vào công việc “sâu”, anh đã thấy được rất nhiều lợi ích và giá trị tích cực trong công việc từ sự tập trung đó.

Khả năng nắm bắt, làm chủ nhanh chóng những việc khó và khả năng đạt đến trình độ chuyên môn kiệt xuất trong cả chất lượng công việc và tốc độ làm việc chính là hai yếu tố thiết yếu mà mỗi cá nhân cần trang bị trong nền kinh tế thời đại. Sự khác nhau giữa người có chuyên môn và người bình thường nằm ở khoảng thời gian phấn đấu, nỗ lực lên từng ngày để nâng cao kỹ năng cần thiết trong một lĩnh vực nhất định nào đó.

Những yếu tố chủ chốt quyết định sự thành công trong quá trình rèn luyện chuyên môn đó là:

  • Tập trung hoàn toàn vào những kỹ năng quan trọng cần thiết mà bạn muốn cải thiện hoặc muốn trở thành chuyên gia.
  • Luôn đón nhận những đóng góp, góp ý để có thể sửa đổi phương pháp sao cho hoàn chỉnh nhất và hướng sự tập trung vào đúng mục tiêu.

Trích đoạn sách:

“Phương pháp làm việc khoa học mới này giúp cho bạn cải thiện kỹ năng lên từng ngày, giống như cách hình thành thêm nhiều bao myelin cho nơ-ron não bộ, từ đó tạo ra một hệ thống tương ứng, kích thích năng suất làm việc dễ dàng và hiệu quả hơn. Trở thành chuyên môn trong một lĩnh vực nghĩa là phải có kỹ năng làm việc thật chất lượng cũng tương tự như những bao myelin cần thiết cho dây thần kinh não bộ”.

“Bằng cách tập trung cao độ vào kỹ năng cần thiết cụ thể, bạn đang đưa những việc làm cụ thể hỗ trợ cải thiện kỹ năng đó phải vào khuôn khổ và áp dụng đều đặn để tiến bộ lên từng ngày. Tương tự như sự hình thành các tế bào oligodendrocyte hỗ trợ kiến tạo bao myelin cho nơ-ron thần kinh, khả năng Deep Work sẽ giúp tạo những kỹ năng vững chắc cho bạn”.

“Để học được nhanh chóng những việc khó, bạn cần khả năng tập trung cực kì cao độ mà không có bất kỳ sự sao lãng nào”.

“Khi bạn chuyển từ công việc A sang công việc B, sự tập trung của bạn không thể chuyển đổi ngay lập tức. Thường sẽ vẫn còn một chút ‘lưu luyến’ đến công việc trước đó, đặc biệt nếu công việc đó không có giới hạn hoặc không đòi hỏi nhiều nỗ lực. Thậm chí, kể cả khi bạn đã bắt đầu làm công việc B thì sự chú ý của bạn dường như vẫn bị chia tách khoảng một lúc”.

Khi tập trung một việc, hãy thôi chú tâm vào việc quá khứ

Theo Sophie Leroy, giáo sư kinh tế tại Đại học Minnesota (Mỹ), việc chúng ta vẫn còn để tâm vào một việc trước đó khi đã chuyển sang việc khác rồi thì sẽ rất khó có thể tập trung hoàn toàn vào công việc tiếp theo. Càng “lưu luyến” việc cũ nhiều thì độ tập trung vào những việc tiếp theo càng kém. Để đạt được đến trình độ cao, bạn cần phải làm việc trong khoảng thời gian dài với khả năng tập trung tốt, đặc biệt mỗi phần công việc đều phải chú tâm hoàn toàn, không hề có bất kì phân tán hay mất tập trung.

Quan điểm về Deep Work

Nên nhớ rằng:

“ Làm rõ vấn đề quan trọng sẽ giúp hiểu rõ những vấn đề nào không hề quan trọng”.

S bn rn – yếu t biu trưng cho năng sut làm vic: trong trường hợp thiếu đi sự chỉ dẫn đúng đắn làm thế nào để đạt được hiệu quả và năng suất trong công việc, thì rất nhiều công nhân tri thức quay trở lại với dấu hiệu năng suất đặc trưng của công nghiệp: làm rất nhiều thứ theo kiểu trông thấy được.

“Deep Work không dành cho việc sử dụng kèm với các thiết bị công nghệ bởi nó được xây dựng dựa trên các giá trị ý nghĩa hơn như chất lượng, sự thành thạo, tinh thông, nắm quyền ưu thế theo kiểu cổ điển mà dứt khoát không sử dụng công nghệ nào”.

“Con người đạt tới đỉnh điểm của khả năng và trình độ là khi họ hoàn toàn chìm đắm vào một công việc hoặc một thứ gì đó mang đầy tính chất thử thách”.

“Tạo dựng một vòng đời sự nghiệp bám sát với những trải nghiệm cùng phương pháp Deep Work sẽ thực sự trở thành quãng đường đáng nhớ để lại cho bạn nhiều cảm giác hài lòng nhất”.

 “Có công mài sắt, có ngày nên kim. Công việc chính là cái nghề của bạn. Và khi bạn làm việc bằng cả sự tôn trọng, nâng niu và chăm chút cho nó, chắc chắn thành quả sẽ đến xứng đáng với những gì bạn đã làm cống hiến”.

“Nhưng nên nhớ rằng, ý chí chỉ có hạn nên bạn phải biết cách kiểm soát và sử dụng nó thật thông minh, khéo léo”.

“Chìa khóa để nắm bắt và xây dựng thói quen Deep Work chính là phát triển những thói quen và ‘nghi thức’ nhỏ, biến chúng thành các hoạt động hàng ngày của bạn nhằm mục đích tối thiểu lượng ý chí cần thiết để chuyển đổi công việc và duy trì sự tập trung không bị gián đoạn”.

“Bạn cần xây dựng quan điểm, triết lý sống và phương pháp của riêng mình để tự tích hợp phong cách Deep Work một cách chuyên nghiệp vào cuộc sống của bạn. Quan điểm, triết lý sống đó cần phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của bạn. Hãy để nó là cầu nối phục vụ thói quen Deep Work tích cực, đừng biến nó trở thành một mảnh ghép lỗi làm hỏng điều đó”.

“Donald Ervin Knuth, một giáo sư danh giá về ngành Khoa học máy tính của trường Đại học Stanford, đã triển khai khái niệm Deep Work này như một ‘quan điểm tôn giáo’ về phương pháp làm sao để ‘chìm đắm’ hoàn toàn trong công việc. Quan điểm này tối đa hóa thành quả của sự nỗ lực bằng cách giảm thiểu triệt để hoặc loại bỏ các công việc mang tính chất ‘nông’ ”.

“Còn quan điểm về Deep Work của nhà tâm lý học nổi tiểng người Thụy Sĩ Carl Jung lại là triết lý hai mô thái. Triết lý này yêu cầu bạn phân chia thời gian hợp lý, một khoảng là dành cho việc cống hiến hoàn toàn vào những công việc sâu và quan trọng mà bạn luôn theo đuổi, khoảng còn lại là để mở cho những việc không quá quan trọng”.

“Một quan điểm khác mang tính chất hài hòa hơn, chỉ rõ rằng cách dễ nhất để tạo thói quen Deep Work một cách liên tục chính là biến chúng thành một thói quen thường nhật hàng ngày”.

Nhà báo người Mỹ Walter Isaacson lại có triết lý quan điểm rằng bạn có thể “Deep Work” ở bất cứ đâu, bất cứ vào việc gì mà bạn muốn trong thời gian biểu của mình. Lấy ví dụ khi anh viết về đồng nghiệp của mình, một tấm gương điển hình áp dụng Deep Work rất hiệu quả –  John Paul Newport, anh nói rằng ông ấy biến mọi công việc trở nên thật tuyệt vời và kỳ diệu. Ông ấy có thể thoải mái về giường nghỉ ngơi sau công việc trong khi những người khác còn đang ngồi suy nghĩ, đắn đo về nó ở hành lang. Khi đang soạn thảo cho cuốn sách của mình, ông ấy sẽ hoàn toàn tập trung cao độ, mọi người chỉ có thể nghe thấy tiếng gõ văn bản liên tục của ông trong một tiếng đồng hồ. Sau đó, ông ra ngoài nghỉ ngơi như bình thường với các đồng nghiệp một cách rất thoải mái. Dường như công việc chưa bao giờ là thứ làm khó ông. Và ông cứ vui vẻ, thoải mái đi làm việc khi ông có thời gian rảnh rỗi.

Bình luận
Trung tâm Giao dịch Công nghệ thông tin & Truyền thông Hà Nội (HITTC)
Cơ quan chủ quản: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội
Địa Chỉ: 185 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (024) 35121430. Fax:(024) 35121486
Email: Phongkdptdv@gmail.com ; hotro@hanoiwork.vn
Lượt truy cập: Số người đang xem:
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

Đăng ký để nhận tin tức từ chúng tôi và hơn thế nữa!

© 2018 http://hanoiwork.vn. All rights reserved.