11 bước vượt "khủng hoảng" COVID-19 dành cho các chủ doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần làm gì để nhanh chóng vượt qua cơn bão dịch này một cách an toàn và phát triển bùng nổ sau đó?

Tôi tin rằng chúng ta đang bị đảo lộn và ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch Covid tới kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì đây là sự ảnh hưởng ngoài tầm kiểm soát của tất cả mọi người.

Thời gian đầu chúng ta nghe văng vẳng xa xôi từ thành phố Vũ Hán, có vẻ như chẳng có gì liên quan nhiều lắm cho đến khi Trung Quốc đóng cửa tạm nhằm đảm bảo cho dịch không lây lan qua các con đường giao thương.

Dấu hiệu có vẻ tới gần hơn với chúng ta, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, bởi chúng ta không có nguồn cung các nguyên vật liệu đầu vào, bắt đầu từ sản xuất, rồi đến thương mại… rồi cả dịch vụ nữa….

Còn giờ đây, đại dịch đã được WHO xác nhận là toàn cầu. Chính phủ đã có những giải pháp cho việc này rất tốt. Hãy tin vào sự điều hành của quốc gia. Công việc của mỗi chúng ta bây giờ, với tư cách là chủ doanh nghiệp.

Chúng ta cần làm gì để nhanh chóng vượt qua cơn bão dịch này một cách an toàn và phát triển bùng nổ sau đó?

Chia sẻ với anh chị một số chiến lược nhỏ nhưng hữu ích để áp dụng trong thời kỳ này. 

Bước thứ 1: Hãy giao tiếp ngay với những đối tượng xung quanh bạn

Khi xảy ra khủng hoảng, bạn cần phải tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, người hâm mộ, người theo dõi bạn bạn sẽ luôn thấy là mình giao tiếp đúng hướng. Bạn cần liên tục cập nhật thông tin mới tích cực với đội nhóm nhân sự trong doanh nghiệp của mình.

Để nắm được tư tưởng, tinh thần và trực tiếp hỗ trợ họ tốt hơn, có thể là truyền cho họ động lực giống bạn để vượt qua gian khó, có thể là kỹ năng hoặc là bất cứ điều gì để gia tăng sự gắn kết.

Việc giao tiếp với khách hàng cũng cần phải làm ngay, bạn hãy lắng nghe sự chia sẻ của họ, xem họ có ảnh hưởng gì không? Họ có giải pháp gì cho thời kỳ này hoặc là bạn có thê giúp đỡ gì cho họ?

Tương tự như thế, các nhà cung cấp, các chuỗi cung ứng liên quan đến bạn cũng là những đối tượng bạn cần phải tập trung giao tiếp với họ.

Một đối tượng nữa cần giao tiếp đó chính là network và cộng đồng của bạn. Việc giao tiếp này giúp cho mối quan hệ của bạn với cộng đồng thêm chặt chẽ, và sự thấu hiểu chuyện gì đang thực sự xảy ra.

Bước thứ 2: Hãy tích cực

Người Trung Quốc sử dụng 2 nét cọ để viết từ “khủng hoảng”. Một nét cọ tượng trưng cho sự nguy hiểm và nét còn lại tượng trưng cho cơ hội. "Trong một cuộc khủng hoảng phải nhận thức được sự nguy hiểm nhưng cũng cần nhận ra cơ hội" - John F. Kenedy.

Một trong những lý do chúng ta cần tích cực và làm chủ tình huống đó là, nếu hoảng loạn sẽ chỉ có làm mọi thứ trở nên rắc rối và không bao giờ giải quyết được vấn đề. Là người khởi nghiệp, đặc biệt là nữ giới thì các bạn mạnh mẽ và bình tĩnh hơn nam giới. Chỉ cần trang bị thêm cho mình sự làm chủ với tư duy tích cực bạn chắc chắn sẽ có giải pháp.

Lưu ý với những sản phẩm dịch vụ mang lại cho bạn lợi nhuận nho nhỏ từng giờ. Tại thời điểm này khách hàng sẽ tiết kiệm tiền nên chúng ta cần trang bị cho mình và đội ngũ một chiến lược thích ứng bằng cách tăng cường cung cấp các sản phẩm dịch vụ có lơi nhuận ít hơn nhưng mà cung cấp được nhiều hơn cho nhiều người thì vẫn đảm bảo được doanh thu.

Có đôi khi bạn biết ít tin hơn lại tốt hơn cho bạn và đội ngũ của mình. Hãy trở thành người lãnh đạo dẫn dắt đội nhóm của mình vượt qua gian khó.

Khủng hoảng không phải là vấn đề của riêng bạn, mà nó đã ảnh hưởng đến toàn cầu. Vấn đề lớn hơn ở đây là chúng ta nhìn nhận sự việc này như một cơ hội để thay đổi và phát triển thì sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp hơn. 

Bước thứ 3: Hãy nhận biết các chu kỳ

Nền kinh tế của chúng ta vận hành theo quy luật của nó, cũng giống như quy luật của thiên nhiên, vũ trụ, cứ mỗi 7-10 năm lại có một sự khủng hoẳng, là chủ doanh  nghiệp, hãy luôn chuẩn bị cho mình một tinh thần để khả năng của mình lớn hơn khủng hoẳng hay khó khăn.

Nói cách khác đó là năng lực của mỗi chúng ta luôn lớn hơn thử thách, chứ không nên ước cuộc sống dễ dàng hơn. Rim John có câu nói rất hay: "Đừng mong ước cuộc sống dễ dàng hơn mà hãy ước bạn giỏi hơn mỗi ngày”.

Khi chúng ta nhận biết được chu kỳ sẽ giúp cho chúng ta có sự chuẩn bị để đối mặt với khủng hoẳng một cách bình thản như những gì nó đã diễn ra để chuẩn bị cho vận hội mới lớn hơn.

Bước thứ 4: Cần phải thay đổi

Có một điều không bao giờ thay đổi trong cuộc sống của chúng ta đó chính là sự thay đổi. Là chủ doanh nghiệp, chúng ta luôn phải tiến về phía trước, đi đầu trong mọi xu hướng của thị trường, thì anh chị mới có cơ hội để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn đối thủ cạnh tranh.

Trong thời kỳ đại dịch, hãy nhìn lại doanh nghiệp của bạn về: Sản phẩm nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất chúng ta tập trung vào đó.

Sản phẩm hoặc dịch vụ nào không có lợi nhuận hãy mạnh dạn cắt bỏ. Xem xét lại giá cả, cách thức giao hàng và đội ngũ nhân sự của chúng ta, thậm chí nhìn lại toàn bộ hoạt động doanh nghiệp của mình.

Nếu cần thay đổi, hãy mạnh dạn phá vỡ nó. Bạn có nhớ câu chuyện quả trứng không? Nếu như nó tự vỡ thì con gà sẽ nở ra an toàn, nếu như nó bị lực từ bên ngoài vào thì có thể nó sẽ không còn an toàn nữa.  

Bước thứ 5: Hãy cắt giảm

Luôn nhớ rằng, là một doanh nghiệp khởi nghiệp, tiền mặt là vua. Đặc biệt khi thị trường sụt giảm và người tiêu dùng dừng chi tiêu thì bạn còn có bao nhiêu tiền trong két?

Hãy cắt giảm chi tiêu cho những khoản không quá cần thiết, hoặc cắt giảm các chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong ngân sách của bạn.

Hãy đàm phán ngay với các đối tác liên quan như: Thuê mặt bằng, giảm tiền lương của đội ngũ không trực tiếp, hoãn các khoản phúc lợi hoặc thưởng. Nhưng cần duy trì các chi phí bán  hàng và tiếp thị.

Bước thứ 6: Gia hạn tín dụng

Lưu ý đáo hạn các khoản nợ khi ngân hàng đang hỗ trợ doanh nghiệp ở mức lãi suất thấp hơn. Mở thêm hạn mức tín dụng và thẻ tín dụng bao gồm cả tín dụng cá nhân nếu bạn thấy đó là cần thiết để chuẩn bị cơ hội đầu tư của bạn nếu có.

Bước thứ 7: Cắt giảm nhân sự hoặc thay đổi vị trí nhân sự cao cấp

Để giảm việc sa thải, có một giải pháp là cắt giả m giờ làm, phân công công việc hiện có cho nhiều nhân viên hơn.

Nếu nhân viên muốn được nghỉ ngơi, hoặc nghỉ phép, bạn hãy tạo điều kiện cho họ nghỉ ngơi.

Cắt giảm lương hoặc là giảm giờ làm xuống 50% nếu là việc phải làm thì bạn cũng cần hành động, một số ngành rất khó khăn như: Giáo dục, đào tạo, du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn…v.v cần lưu ý vấn đề này.

Không nên bỏ qua việc giữ liên lạc với đội ngũ bởi vì chúng ta cần sống trong khủng hoẳng nhưng cũng cần phát triển lúc bão đi qua. Vậy nên bản lĩnh và sự khôn khéo của bạn sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua.

Bước thứ 8: Lập kế hoạch làm việc tại nhà

Lựa chọn giải pháp làm việc tại nhà, hoặc thử một cách khác mà không phải thay đổi công việc là một giải pháp hiệu quả cho tất cả mọi người.

Áp dụng công nghệ, tổ chức các nền tảng công nghệ phần mềm cho các cuộc họp và báo cáo. Thực hiện việc chăm sóc khách hàng tốt lên, chuẩn hóa hoạt động kế toán để làm việc với ngân hàng và chứng từ liên quan.

Hãy lưu ý việc này có thể kéo dài cả tháng, làm thế nào để chủ doanh nghiệp và nhân viên cảm thấy thoải mái với việc tại nhà mà vẫn đảm bảo công việc trôi trảy.

Bước thứ 9: Chuyển đổi giao dịch trực tuyến

Chúng ta nghe từ CNN cho thấy, ngay khi có đại dịch xảy ra, công ty dược phẩm hàng đầu thế giới là CVS đã miễn phí giao hàng cho các loại thuốc kê đơn. Bài học nào cho các anh chị ở đây?

Nếu khách hàng không thể đến với chúng ta, thì tại sao chúng ta không tìm cách đến với họ?

Hãy đẩy mạnh sự giao dịch trực tuyến qua Internet, hoặc qua điện thoại, thiêt lập các quy trình, đào tạo đội ngũ nhân sự bán hàng bằng các phễu câu hỏi để giúp đỡ khách hàng tốt hơn trong việc tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu của họ.

Trong thời kỳ khó khăn, hãy giao tiếp với khách hàng nhiều hơn, đóng gói lại sản phẩm và dịch vụ của bạn để khách hàng thuận tiện trong việc giao dịch với doanh nghiệp của bạn thì bạn sẽ có cơ hội chiến thắng.

Bước thứ 10: Tiếp thị và bán hàng

“Đối với một doanh nghiệp, không quảng cáo giống như nháy mắt với một cô gái trong bóng tối. Bạn biết những gì bạn đang làm nhưng ngoài bạn ra, không ai biết” - Stuartt H. Britt.

Hãy duy trì các hoạt động marketing, tăng cường các hoạt động marketing hiệu quả trên tinh thần đàm phán về giá với các đối tác marketing của bạn để đảm bảo hoạt động tiếp thị hiệu quả.

Hãy tạo ra những ưu đãi và giá mới trong thời kỳ COVID-19 chẳng hạn như có thể liên kết và đàm phán với các đối tác liên kết để tặng thêm khẩu trang, nước rửa tay hoặc bất cứ thứ gì cho khách hàng để họ cảm nhận được sự chăm sóc của bạn.

Hãy dành thời gian để đo lường 5 phương pháp để gia tăng lợi nhuận của bạn. Hãy xem bạn có thêm bao nhiêu khách hàng tiềm năng, bao nhiêu % số đó trở thành khách hàng của bạn? Mỗi lần mua thì họ thường chi ra bao nhiêu tiền trung bình? Và số lần mua của họ trong một kỳ là mấy lần? v.v

Hãy ưu tiên vào việc tập trung cho khách hàng trả tiền trước và giao hàng sau để bạn chủ động về dòng tiền.

Bước thứ 11: Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi

Hãy tập trung vào khách hàng hiện tại vì đó đang là khách hàng tốt nhất của bạn. Hãy tạo ra những giao dịch dành rên cho họ, đó là các khách hàng mua số lượng lớn, ưu đãi nếu họ trả tiền trước. Hãy có chiến lược để chăm sóc và giữ khách hàng bằng mọi giá sau đó giao tiếp với họ thường xuyên.

Điều quan trọng là đặt ra những kỳ vọng thực tế dành cho khách hàng, và sau đó không chỉ là đáp ứng những kỳ vọng đó mà còn phải vượt hơn cả sự mong đợi của họ - tốt nhất là bằng cách bất ngờ và hữu ích’’- Richard Branson.

Hãy tập trung vào việc cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trên sự mong đợi của họ. Hãy tập trung vào việc tập trung vào con người xung quanh lên mức độ ưu tiên số 1. Luôn tử tế và bình tĩnh để tìm kiếm giải pháp vượt qua khủng hoẳng và đừng mua, tích trữ quá nhiều giấy vệ sinh, khẩu trang bởi vì xung quanh bạn sẽ có những người đang cần đến nó.

Đó là sự thấu cảm mà chúng ta, những chủ doanh nghiệp luôn luôn cần duy trì và phát huy trong mọi hoàn cảnh. COVID-19 là một cơn “bão” sẽ cuốn đi những gì cho là không bền vững và không đủ tốt. Đây chính là cơ hội cho mỗi chúng ta để vượt qua bão tố, vươn mình lớn dậy trong một kỷ nguyên mới với một niềm hy vọng lớn lao.

Bình luận
Trung tâm Giao dịch Công nghệ thông tin & Truyền thông Hà Nội (HITTC)
Cơ quan chủ quản: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội
Địa Chỉ: 185 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (024) 35121430. Fax:(024) 35121486
Email: Phongkdptdv@gmail.com ; hotro@hanoiwork.vn
Lượt truy cập: Số người đang xem:
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

Đăng ký để nhận tin tức từ chúng tôi và hơn thế nữa!

© 2018 http://hanoiwork.vn. All rights reserved.