Cách mạng Công Nghiệp 4.0 và tương lai của ngành Nhân sự

Ở mỗi thập kỷ chúng ta lại được chứng kiến một làn sóng công nghệ mới xuất hiện và thay đổi những điều ta đã từng biết. Cuộc cách mạng đầu tiên diễn ra vào thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 với sự xuất hiện của động cơ hơi nước. Sau đó các động cơ hơi nước được thay thế bằng các động cơ điện dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp thứ 2, vào giữa thế 19 kéo dài đến giữa thế kỷ 20. Rồi cuộc cách mạng tự động hóa xuất hiện vào giữa thế kỷ 20. Tất cả đều đem đến những thay đổi trước đó chưa từng thấy. Vậy nên, ngay lúc này, khi đang đứng ở đầu “ngọn sóng cách mạng 4.0”, việc cân nhắc sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng đến công việc chuyên môn của chúng ta là điều tất yếu.

Chúng ta có thể thấy các tín hiệu của cuộc cách mạng tự động hóa đã nhen nhóm ở nhiều lĩnh vực. Xe hơi tự lái, rô-bốt thông minh, trí tuệ nhân tạo (AI), mạng lưới các thiết bị kết nối internet (Internet of things – IoT), công nghệ lưu trữ và phân tích nguồn dữ liệu khổng lồ (big data analytics), điện toán đám mây, công nghệ thực tế ảo (VR), tất cả đều là những ví dụ điển hình, là những gương mặt đại diện cho cuộc cách mạng tự động hóa, dự đoán sẽ làm thay đổi công việc quản trị kinh doanh theo nhiều khía cạnh. Vậy công việc của các nhà nhân sự sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Những con số đáng chú ý dưới đây sẽ phần nào hé lộ viễn cảnh của một tương lai không xa:

  • Kết quả nghiên cứu của McKinsey & Company, công ty tư vấn quản trị hàng đầu thế giới đã cho thấy hơn 50% các công việc đang có khả năng bị thay thế bởi các công nghệ hiện nay.
  • Theo báo cáo của PwC “Công nghiệp 4.0: Xây dựng doanh nghiệp số”, tốc độ số hóa của các ngành công nghiệp sẽ tăng nhanh vào năm 2020. Đặc biệt là các công ty vũ trụ và quốc phòng sẽ có tốc độ số hóa đến hơn 76% so với con số 32% ở thời điểm hiện tại.
  • Tỉ trọng trong ngành công nghiệp đang có kế hoạch chuyển dịch 907 nghìn tỉ đô la/ năm sang lĩnh vực công nghiệp 4.0 – chiếm khoảng 5%  tổng doanh thu/ năm.
  • 65% trẻ em sẽ đảm nhận các công việc mà hiện nay chưa tồn tại.

Tốc độ phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đã khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi “Trong kỉ nguyên tương lai, công nghệ có thay thế con người không? Chúng sẽ tác động đến công việc và cách làm việc của chúng ta như thế nào?” Có thể mỗi người trong chúng ta sẽ có những câu trả lời khác nhau nhưng có một điều chắc chắn rằng, chức năng của ngành nhân sự trong tương lai sẽ rất khác với thời điểm hiện tại.

Ông Varun Bhaskar, giám đốc nhân sự ở của tập đoàn PwC đã một vài sự thay đổi trong tương lai của ngành nhân sự. Và đó điều là những sự thay đổi thú vị, đáng mong đợi.

1. Định nghĩa lại công việc tìm kiếm và tuyển dụng

Điều gì đã đưa các ứng viên tiềm năng đến và gia nhập vào tổ chức, doanh nghiệp? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể chọn đúng ứng viên khi mà số lượng ứng viên phù hợp đang tăng cao? Song song đó, chúng ta vẫn phải giảm chi phí tuyển dụng. Làm thế nào để chúng ta thực hiện điều đó? Khung cảnh các nhà tuyển dụng phải vất vả lùng sục hồ sơ ứng viên trên các trang tìm việc hẳn không còn xa lạ với chúng ta. Cách làm này có hiệu quả như thế nào, chắc các bạn cũng rõ. Và cách làm này cần được thay đổi.

Trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến một giải pháp mới để lưu trữ, tìm kiếm hồ sơ ứng viên hiệu quả hơn. Với khả năng phân tích tiên toán dựa trên chương trình ngôn ngữ thần kinh học (NLP), chúng có thể phân tích dữ liệu của những ứng viên thành công đối với một bảng mô tả công việc nhất định, rồi truy cập vào nguồn lưu trữ hồ sơ các ứng viên tiềm năng để so sánh, nhận diện những ứng viên phù hợp nhất với đầy đủ những kỹ năng và kinh nghiệm cần có. Thông qua video ghi hình buổi phỏng vấn, biểu cảm trên gương mặt, cách dùng từ, giọng điệu, chất lượng của những câu trả lời của ứng viên đều có thể được xem lại để đánh giá tính sáng tạo, kiến thức và trí thông minh của ứng viên mà không bị cản trở bởi thành kiến của người phỏng vấn.

2. Thực tế ảo (VR) trong quy trình tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới (Onboarding)

Quy trình tiếp nhận và đào nhân viên mới sẽ hiệu quả, nhất quán và không bị gián đoạn nhờ vào công nghệ Thực tế ảo. Nhân viên mới có thể tham gia một chuyến dạo quanh văn phòng với chiếc điện thoại thông minh của mình; họ có thể gặp những người bạn đồng nghiệp, lắng nghe những trưởng nhóm giới thiệu trên điện thoại. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ hòa nhập văn hóa doanh nghiệp của ứng viên. Google CardBoard là một ví dụ tuyệt vời để bạn có thể ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào quá trình tiếp nhận nhân viên. Những buổi thuyết trình kéo dài nhiều giờ liền sẽ không còn cần thiết nữa.

3. Lược bỏ những công việc thừa trong vận hành

Hãy tưởng tượng một viễn cảnh tương tự như ô tô tự lái diễn ra ở ngành nhân sự. Những công việc giấy tờ hành chính như thanh toán tài khoản phải trả, xuất hóa đơn,… tất cả đều có thể được thực hiện bởi rô-bốt. Công nghệ Tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA – Robotic Process Automation) có thể học hỏi những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại và thực hiện nó mà không mắc phải bất cứ lỗi nào. Và hãy nhớ rằng, rô-bốt không cần phải nghỉ trưa.

4. Nâng tầm các dịch vụ về nhân sự

Kể cả công việc ở bộ phận hỗ trợ với những câu hỏi thông thường về chính sách, quy trình, thủ tục,… đều sẽ được trả lời nhanh chóng và chính xác với các ứng dụng trò chuyện như Slack, Facebook messenger,… hoặc với các câu trả lời tự động trên điện thoại. Nhân viên nhân sự sẽ chỉ trả lời trực tiếp những câu hỏi phức tạp hoặc hiếm gặp.

5. Định nghĩa lại việc phát triển nhân sự và làm nó hiệu quả hơn

Hiện nay, có không ít công ty bỏ ra rất nhiều thời gian cho các chương trình đào tạo nền tảng như chương trình cho quản lý cấp trung, cho lãnh sự cấp cao,… Và thường thì tất cả các quản lý mới thăng cấp đều phải tham gia hết chương trình theo thông lệ. Nhưng mỗi người trong chúng ta lại phù hợp với một phương pháp học tập khác nhau, có tốc độ tiếp thu và học hỏi khác nhau. Trí tuệ nhân tạo có thể giải quyết các vấn đề này.

Thuật toán ML (Machine Learning) là chương trình nhận diện mẫu (pattern) trong nguồn dữ liệu từ đó cung cấp những gợi ý cho người dùng, giúp học tìm thấy những lỗ hổng kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn và chỉ ra những phần mà họ cần tập trung bổ sung. Nhờ có AI mà những chương trình học có thể được cá nhân hóa dựa trên các thông tin của học viên như: các hệ thống kỹ năng, kinh nghiệm, hành vi và kiến thức nền tảng. Nó cũng có thể cung cấp một lộ trình nghề nghiệp được tùy chỉnh dựa trên tiềm năng, điểm mạnh, kinh nghiệm và trải nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp và tốc độ tiếp thu. Các trò chơi học tập sẽ giúp cho quá trình học thú vị và phù hợp với từng cá nhân hơn. TED talk, Youtube, sách điện tử sẽ trở thành những nền tảng giảng dạy và học tập phổ biến.

6. Tăng sự tương tác, kết nối của nhân viên với ứng dụng sức khỏe và giữ dáng

Các hoạt động giao lưu tập thể không còn bị giới hạn trong khuôn khổ những bữa tiệc trong văn phòng, team building, thi nấu ăn,… Giờ đây các công ty đang chuyển sang các hoạt động tăng cường sức khỏe như một khía cạnh khác để tăng cường sự gắn bó của nhân viên. Và công nghệ IoT mang đến những ứng dụng tuyệt vời trong lĩnh vực này.

Đối với các công ty có nhân viên rải rác ở nhiều khu vực hay làm việc ở nhà, việc xây dựng một chương trình tập thể sẽ gặp nhiều trở ngại. Với sự giúp đỡ của các ứng dụng sức khỏe, giữ dáng hay các huấn luyện viên thực tế ảo, công ty hoàn toàn có thể thiết kế một chương trình giao lưu mà mọi người có thể thi đấu và giữ được kết nối với nhau thông qua ứng dụng thông minh. Những cuộc thi phân thắng bại, đặt ra thách thức ở từng giai đoạn,… là một vài ví dụ phổ biến có thể ứng dụng cho chương trình hoạt động tập thể của tổ chức.

7. Các chương trình, ứng dụng cho công cụ quản lý hiệu suất

Các huấn luyện viên thắng trận là người biết đưa ra bản đánh giá cần thiết cho vận động viên của mình trước, trong và sau các trận đấu, không phải sau khi cả mùa giải đã kết thúc. Nhiều công ty dần loại bỏ những bản đánh giá thường niên và thay bằng những bản đánh giá có chu kỳ ngắn hơn thậm chí là tức thì. Công nghệ sẽ tạo ra 1 bước ngoặc lớn cho những công việc giấy tờ, hội họp tốn nhiều giờ liền. Công nghệ điện tử và các thuật toán cho phép các quản lý theo dõi chính xác hơn đóng góp của mỗi cá nhân hay của toàn đội với nguồn dữ liệu đáng tin cậy hơn. Chúng cũng có thể giúp các nhà quản lý có thêm những hiểu biết mấu chốt để ước tính kết quả đầu ra. Một ví dụ điển hình khác là công nghệ xử lý dữ diệu thông minh sẽ giúp cho quy trình đánh giá hiệu suất đạt được 2 bước tiến quan trọng. Đầu tiên, nó sẽ giúp cho quy trình đánh giá cởi mở, công bằng và minh bạch dựa trên nguồn dữ liệu rõ ràng, dễ hiểu. Thứ hai, nguồn dữ liệu chất lượng cao có thể tác động đến hiệu suất của con người hiệu quả hơn. Huấn luyện viên không còn là người đưa ra lời khuyên với sự chủ quan cá nhân mà giờ đây ông với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo sẽ thật sự hiểu và làm việc sát sao cùng vận động viên của mình. Công nghệ sẽ giúp những người hướng dẫn và hướng dẫn bạn bằng những hành động cụ thể, ví dụ như kết nối với một nhóm đồng nghiệp mới, hay tiếp cận với nguồn kiến thức mới hay thậm chí là thay đổi cách sống.

Câu hỏi về sự thay thế của máy móc với con người vẫn còn ở đấy nhưng có một điều chúng ta có thể chắc chắn rằng công việc chúng ta làm và cách thức chúng ta vận hành công việc sẽ thay đổi mãi mãi. Sự thay đổi này vốn dĩ đã bắt đầu và việc chúng ta cần làm là bắt kịp nó. Học hỏi không ngừng hay nâng cấp các kỹ năng của bản thân không còn là điều nên làm nữa, mà là điều cần phải làm để chúng ta có thể bắt kịp và hòa nhập với sự thay đổi của xu hướng 4.0. Sở hữu nhiều kỹ năng là điều cần thiết bởi một vài công việc có thể biến mất nhưng cũng sẽ có nhiều công việc khác xuất hiện. Chúng ta sẽ chứng kiến những cuộc tái cấu trúc nguồn nhân lực của các tổ chức. Điều này càng cũng cố thêm lý do để các HR cân nhắc lần nữa kỹ năng nào sẽ trở thành “kỹ năng sống còn” trong kỷ nguyên số sắp tới. Những kỹ năng giao tiếp, kết nối, thiết lập mối quan hệ sau này sẽ trở nên vô cùng quan trọng. Các công ty sẽ dành nhiều thời gian và nỗ lực để đào tạo các kỹ năng sống này cho nhân viên bởi vì họ sẽ phải làm việc trong môi trường tự động hóa và cần biết cách tạo sự khác biệt ở thị trường rối rắm này.

Suy cho cùng, “Tâm hồn của con người phải dẫn dắt công nghệ” – theo Albert Einstein.

 

Bình luận
Trung tâm Giao dịch Công nghệ thông tin & Truyền thông Hà Nội (HITTC)
Cơ quan chủ quản: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội
Địa Chỉ: 185 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (024) 35121430. Fax:(024) 35121486
Email: Phongkdptdv@gmail.com ; hotro@hanoiwork.vn
Lượt truy cập: Số người đang xem:
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

Đăng ký để nhận tin tức từ chúng tôi và hơn thế nữa!

© 2018 http://hanoiwork.vn. All rights reserved.