2 câu hỏi giúp bạn đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên

Để xác định xem ứng viên có đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng mềm hay không, về cơ bản, bạn cần tìm kiếm những điều sau ở họ: khả năng tự nhận thức về bản thân, tư duy tích cực, biết đồng cảm, thấu hiểu cho người khác và tinh thần hướng đến lợi ích chung của tổ chức. Bằng cách đặt 2 câu hỏi dưới đây, bạn sẽ chọn được ứng viên lý tưởng cho tổ chức của mình.

Câu hỏi 1: “Hãy chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm làm việc nhóm trước kia của bạn và vai trò của bạn trong nhóm”

Nếu ứng viên kể một câu chuyện làm việc nhóm theo hướng chê bai tập thể nhằm tôn vinh giá trị cá nhân thì chắc chắn họ sẽ không phải là sự lựa chọn tốt cho doanh nghiệp của bạn.

Bởi họ đã vi phạm một nguyên tắc quan trọng khi tham gia phỏng vấn đó là nói xấu về sếp và đồng nghiệp cũ.

Hơn nữa, câu trả lời trên cũng phần nào thể hiện bản thân của ứng viên đó là một người có tính cạnh tranh tiêu cực. Một người với tư duy “Tôi thông minh và giỏi giang hơn tất cả những người còn lại” như thế sẽ thường làm việc nhóm không tốt vì khó có tinh thần hợp tác với người khác.

Cùng một câu chuyện với ý nghĩa tương tự như trên, một ứng viên thật sự phù hợp cho tổ chức sẽ có cách trình bày khác. Họ sẽ không bao giờ thể hiện thái độ kiêu ngạo, tự mãn mà sẽ biết cách khiêm tốn và kể câu chuyện một cách khéo léo hơn.

Điểm quan trọng nhất mà bạn cần chú ý khi tuyển dụng chính là xem xét cách họ đưa ra phương án để giải quyết vấn đề cũng như cách họ thống nhất được ý kiến của toàn bộ thành viên trong nhóm để mang lại kết quả cho tổ chức. Những điểm này sẽ giúp bạn đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên một cách hiệu quả.

Câu hỏi 2: “Hãy chia sẻ với chúng tôi về tình huống khó khăn mà bạn cần nhận sự trợ giúp từ người khác”

Nếu ứng viên trả lời câu hỏi này theo kiểu “Tôi không nhớ lần cuối cùng tôi cần sự giúp đỡ từ người khác là khi nào vì gần như tôi luôn tự mình hoàn thành mọi việc một cách tốt nhất” thì bạn cũng nên cân nhắc về việc tuyển họ. Lý do là ứng viên đang cố chứng minh bản thân là một người hoàn hảo và không cần nhận sự giúp đỡ từ bất kỳ ai. Đây là biểu hiện của sự tự tin quá mức và kỹ năng làm việc nhóm không tốt. Nếu không có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc, công ty sẽ không thể đạt được các mục tiêu lớn đã đề ra và không thể phát triển. Và sự thật là những kiểu ứng viên này chỉ phù hợp những công việc tại nhà thay vì môi trường doanh nghiệp.

Câu trả lời tốt nhất là khi ứng viên ý thức được mình đã có những sai lầm nào trong công việc và họ đã học được gì từ những lỗi đó. Một ứng viên dũng cảm đối diện với thiếu sót của mình và có ý thức cải thiện bản thân qua mỗi ngày sẽ là lựa chọn phù hợp cho tổ chức của bạn.

Việc đặt các câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm làm việc nhóm trong quá khứ của ứng viên sẽ giúp bạn đánh giá được thái độ, tinh thần làm việc cũng như cách mà họ thể hiện bản thân trong môi trường làm việc. Bạn có thể liên hệ với người tham chiếu để kiểm tra lại một lần nữa tính xác thực của những gì ứng viên trình bày tại buổi phỏng vấn. Hy vọng với 2 câu hỏi trên đây sẽ hỗ trợ bạn trong việc đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên và chọn được nhân viên ưu tú nhất cho doanh nghiệp.

Bình luận
Trung tâm Giao dịch Công nghệ thông tin & Truyền thông Hà Nội (HITTC)
Cơ quan chủ quản: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội
Địa Chỉ: 185 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (024) 35121430. Fax:(024) 35121486
Email: Phongkdptdv@gmail.com ; hotro@hanoiwork.vn
Lượt truy cập: Số người đang xem:
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

Đăng ký để nhận tin tức từ chúng tôi và hơn thế nữa!

© 2018 http://hanoiwork.vn. All rights reserved.